Bối cảnh Vụ án Tống Văn Sơ

Trong giai đoạn từ 1928 đến 1930, Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng bí mật tại Thái Lan. Đầu năm 1930, theo yêu cầu của Quốc tế Cộng sản, ông rời Thái Lan đến Hồng Kông. Tại đây, với danh nghĩa Phái viên Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc cùng với 6 người gồm Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Châu Văn LiêmNguyễn Thiệu đã tiến hành Hội nghị hợp nhất 3 đảng: An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản ĐảngĐông Dương Cộng sản Liên đoàn (đại diện không kịp có mặt tại hội nghị) thành một đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên, Quốc tế Cộng sản chủ trương chỉ thành lập ở Đông Dương một đảng duy nhất, thay vì riêng rẽ từng nước. Do vậy, tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành Trung ương Đảng ở Hồng Kông tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương, với Trần Phú làm Tổng bí thư đầu tiên.

Trong giai đoạn 1930-1931, những cuộc nổi dậy trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh do Đảng cộng sản lãnh đạo bị chính quyền thực dân Pháp đàn áp dữ dội. Những thành viên lãnh đạo như Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao… bị Pháp truy bắt và tử hình. Nguyễn Ái Quốc bị tuyên án tử hình vắng mặt tại Tòa đại hình Vinh trước đó vào tháng 10 năm 1929 và lần hai vào tháng 2 năm 1930.[2][3]

Tháng 4 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đến Thái Lan, Singapore, và Malaysia hoạt động thời gian ngắn. Trong thời gian ở Singapore, ông được Tổng lãnh sự Trung Quốc ở Singapore cấp hộ chiếu số B.98, mang tên Tống Văn Sơ, quốc tịch Trung Quốc.[4] Tháng 5 năm 1930, ông trở về Hồng Kông.[5]